Nghề môi giới bất động sản thường được nhiều người nhìn nhận là nghề “hái ra tiền” bởi thu nhập mà nó mang lại tương đối cao. Có lẽ vậy mà ít ai biết được, đằng sau sự thành công ấy lại là bao nỗi vất vả của người làm bđs. Dưới đây chính là 7 khó khăn của nghề môi giới bđs mà ai trong ngành cũng sẽ gặp phải.

khó khăn trong nghề môi giới BDS

Khó tìm kiếm khách hàng

 Khó khăn của nghề môi giới bđs đầu tiên phải kể đến việc tìm kiếm khách hàng.

 Nghề môi giới bất động sản là nghề thường xuyên phải tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để tạo dựng mối quan hệ thân thiết, từ đó phát triển thành khách hàng tiềm năng cho mình. Do vậy, những người mới bước chân vào nghề thường gặp nhiều khó khăn hơn.

Đặc biệt, thị trường bất động sản được đánh giá là nơi có tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt nhất. Đừng nghĩ rằng khách hàng sẽ tự xuất hiện trước mặt bạn bởi thực tế, đối thủ có thể đã tìm thấy họ trước. 

Bạn cần phải rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, kiên trì trong việc tìm kiếm data khách hàng tiềm năng. Số lượng càng nhiều, bạn càng có cơ hội chiến thắng. Trong thời đại 4.0, bạn có thể sử dụng Marketing Online để quảng cáo, quảng bá dự án của mình nếu cần thiết.

Áp lực công việc cao 

Trở thành người môi giới bất động sản, đồng nghĩa với việc bạn phải luôn đối diện với áp lực. Đây cũng là một khó khăn của nghề môi giới bđs.

Cụ thể, bạn phải chấp nhận trạng thái làm việc liên tục, thậm chí một ngày có thể nhận từ 100 - 200 cuộc gọi và hầu như không có ngày nghỉ lễ, cuối tuần. Bởi đặc thủ công việc là tận dụng thời gian rảnh của khách để tư vấn và tiếp xúc với họ.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải thường xuyên di chuyển khắp mọi nơi như đưa khách đi xem nhà, đi đặt cọc… Đôi lúc có những dự án xa nhà, khách nước ngoài thì môi giới bất động sản cũng cần phải đi thực tế và tận tình tư vấn.

Không có người dẫn dắt tốt

khó khăn về nguồn khách mua nhà

Đối với “lính mới” mà nói, thế giới bất động sản luôn bao la và muôn màu. Nếu không có người dẫn dắt tốt, bạn rất dễ đi sai hướng và không đạt được kết quả mong muốn. Do vậy, không có người dẫn dắt tốt cũng là một khó khăn của nghề môi giới bđs.

Việc có được một người thầy, người bạn, người sếp có tâm có tầm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành, định hướng được phân khúc, hướng đi và truyền tinh thần nhiệt huyết cho bạn.

Do vậy, điều đầu tiên khi bước vào ngành là bạn hãy tìm người giỏi trong nghề, thân thiện để đi theo và học hỏi.

Thiếu hụt kiến thức và kỹ năng

Thiếu hụt kiến thức và kỹ năng cũng là một khó khăn của nghề môi giới bđs.

Kiến thức về bất động sản tương đối rộng lớn, không thể tóm gọn trong 1 hay 2 trang giấy. Để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng tốt nhất, bạn buộc phải nắm vững chúng như kiến thức về dự án bất động sản, phân khúc mà chủ đầu tư đang thực hiện, kiến thức về luật Đất đai, kiến thức về thị trường bất động sản…

Không chỉ kiến thức mà bạn cũng cần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng ở đây liên quan đến việc giao tiếp, ứng xử với khách hàng, kỹ năng tiếp cận khách hàng, kỹ năng tư vấn, kỹ năng gọi điện thoại…

Không nắm rõ thông tin về khách hàng và dự án đang bán

các khó khăn của ngành môi giới bds

Thực tế, nhiều chuyên viên bất động sản vẫn thường gặp phải tình trạng không hiểu về dự án và khách hàng của mình.

Việc không hiểu rõ khách hàng ở đây là không nắm được tâm lý của khách, không biết họ cần gì, muốn gì và gặp phải khó khăn gì. Kết quả, người môi giới không thể giải quyết nhu cầu của khách hàng, còn khách lại cảm thấy người này thiếu chuyên nghiệp nên đi tìm nhà môi giới khác.

Còn về việc không hiểu dự án đang bán nghĩa là người môi giới không hiểu dự án có những tiện ích gì, thuộc vị trí địa lý nào, có những ưu điểm vượt trội gì… Chính việc thiếu kiến thức này khiến cho quá trình tư vấn gặp nhiều khó khăn, và chắc chắn đây cũng chính là nguyên nhân khiến khách hàng rời bỏ bạn.

Khó khăn về tài chính

Một khó khăn của nghề môi giới bđs tiếp theo là khó khăn về tài chính. Để có thể bán được sản phẩm, không có cách nào khác ngoài việc bạn nên tăng cường đầu tư vào quảng cáo để khách hàng biết đến dự án, đồng thời xây dựng uy tín của bản thân.

Ngoài ra, bạn cũng cần khá nhiều chi phí để đầu tư quần áo, tiếp khách… mỗi khi cần gặp khách hàng ở bên ngoài. Với người mới vào nghề bất động sản thì thời gian trung bình là từ 3 - 5 tháng bạn mới có giao dịch đầu tiên. Do vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình một số tiền đủ để sống trong thời gian đó.

Khó khăn về sản phẩm 

Không phải lúc nào bạn cũng nhận được những căn hộ có view tốt, sang trọng… để bán. Đôi khi, bạn phải bán những nơi có view xấu, giá thành cao hoặc nằm ở vị trí xa… Tuy nhiên, là một nhà môi giới chuyên nghiệp, bạn hãy luôn nhớ rằng, không có căn hộ nào xấu hoàn toàn bởi nó nằm ở cách bạn giới thiệu, tư vấn và đối tượng khách hàng của bạn là ai.

Một lưu ý nhỏ, bạn hãy nhớ cân nhắc về năng lực và kinh nghiệm bản thân để lựa chọn căn hộ phù hợp với mình nhé!

Trên đây là 7 khó khăn của nghề môi giới bđs mà dân trong nghề đều phải trải qua. Nếu đủ kiên trì, chịu khó và ham học hỏi, chắc chắn bạn có thể trở thành một nhà môi giới thành công!